Startup Repair chạy quá lâu thì phải xử lý như thế nào? Nếu máy tính của bạn đang không thể thoát khỏi chế độ Startup Repair thì đây là bài viết mà bạn không nên bỏ qua.
Nếu đã sử dụng máy tính trong thời gian dài thì hẳn là bạn đã đôi lần nhìn thấy cửa sổ Startup Repair. Thông thường, cửa sổ này sẽ chỉ hiện lên trong giây lát. Sau đó nó sẽ tự động tắt và máy tính sẽ hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên cũng có những trường hợp cửa sổ Startup Repair chạy quá lâu và khiến chúng ta không dùng được máy tính.
Trong trường hợp chiếc máy tính của bạn cũng đang phải đối mặt với tình trạng khó chịu này thì hãy cùng mình tìm cách xử lý nhé!
Startup Repair là gì, nguyên nhân khiến Startup Repair chạy quá lâu là gì?
Nếu bạn chưa biết tì Startup Repair là một phần mềm được tích hợp sẵn trên hệ thống Windows. Phần mềm này sẽ được sử dụng để xử lý lỗi khi máy tính gặp sự cố trong lúc khởi động. Tùy theo tình trạng sự cố, Startup Repair sẽ có thời gian fix lỗi khác nhau. Với các sự cố nghiêm trọng, tính năng này có thể sẽ mất rất lâu (khoảng vài giờ) để fix lỗi.
Dù là một phần mềm rất mạnh mẽ và hữu ích. Thế nhưng cũng có những khi startup repair không sửa được lỗi. Lúc này cho dù bạn có đợi bao lâu đi chăng nữa thì màn hình Startup Repair vẫn không biến mất. Nguyên nhân chính của vấn đề này có thể là do hệ thống Windows bị thiếu các file quan trọng, do người dùng xóa nhầm file, do ổ cứng bị lỗi hoặc cũng có thể là do virus tấn công.
Cách xử lý khi Startup Repair chạy quá lâu trên Win 10 và Win 11
Nếu Startup Repair chạy quá chậm, chúng ta sẽ không thể nào sử dụng được máy tính. Đương nhiên, đây là điều mà không một người dùng máy tính nào muốn gặp phải. Trong trường hợp bạn đang tìm hiểu cách sửa lỗi Startup Repair Win 10 hay cách sửa lỗi Startup Repair Win 11 thì có thể thử một số biện pháp dưới đây.
1/ Cố gắng khởi động lại máy tính
Thông thường, chỉ cần đợi vài phút là cửa sổ Startup Repair sẽ tự đóng. Nhưng nếu bạn đã đợi đã quá nhiều giờ mà Startup Repair vẫn chạy thì tốt nhất là bạn tìm cách để khởi động lại máy tính của mình. Để làm được thì bạn thử nhấn giữ nút nguồn của máy tính liên tục trong khoảng vài giây đến khi màn hình tắt thì buông tay. Nếu không được thì bạn có thể thử rút nguồn pc hoặc tháo pin laptop rồi lắp lại.
Lưu ý: Nếu gặp thông báo startup repair couldn’t repair your pc windows 11 thì bạn cũng có thể chọn vào nút shutdown như hình minh họa dưới đây. Nếu khởi động lại mà vẫn còn lỗi thì hãy tiếp tục đến với những cách tiếp theo.
2/ Reset bios
Reset bios cũng là một trong những cách thường được áp dụng để fix lỗi Startup Repair chạy lâu. Để làm được điều này thì trước hết bạn cần phải khởi động lại máy tính. Trong quá trình khởi động thì bạn hãy nhấn liên tục phím chức năng để truy cập bios. Thường thì sẽ là phím delete hoặc F12, để chắc chắn thì bạn nên tìm hiểu các bật bios trên loại mainboard mà mình đang sử dụng.
Sau khi đã vào được bios, bạn hãy tìm và chọn vào các mục như Reset to default, Load factory defaults, Load setup defaults hay Clear BIOS settings. Sau khi nhấn enter và chọn yes để xác nhận thì bios trên máy tính sẽ được đặt lại trạng thái ban đầu. Bây giờ bạn hãy thử khởi động lại máy tính xem sao nhé!
3/ Cài lại Win
Cuối cùng, khi mọi biện pháp không mang lại hiệu quả thì cài lại win sẽ là giải pháp tốt nhất dành cho bạn. Hiện tại với sự hỗ trợ của các loại ổ cứng tốc độ cao. Việc cài win cũng sẽ không mất quá nhiều thời gian. Nếu bạn có đủ kiến thức và thiết bị thì có thể tự cài win tại nhà. Còn nếu bạn không chắc mình có thể tự làm thì hãy mang máy tính đến trung tâm sửa chữa để được hỗ trợ xử lý.
Vừa rồi là một vài thông tin liên quan đến tình trạng Startup Repair chạy quá lâu. Nếu chiếc máy tính của bạn cũng đang bị treo ở cửa sổ Startup Repair thì hãy làm theo các hướng dẫn ở trên để xử lý sự cố nhé!
XEM THÊM