Chất lượng của website quyết định lớn đến trải nghiệm của người dùng và thời gian ở lại trên trang web của khách hàng. Do vậy thường xuyên kiểm tra tình hình lỗi của website và cải thiện chất lượng trang web là việc làm quan trọng mà mỗi nhà thiết kế trang web phải đặc biệt lưu tâm.
Bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn những lỗi thường gặp khi thiết kế trang web và 7 công cụ kiểm tra lỗi website chính xác và tốt nhất hiện nay. Bên cạnh đó, trumthuthuat.com cũng sẽ giới thiệu đến bạn về Miko Tech – công ty thiết kế website chuyên nghiệp, chuẩn SEO, UX/UI tại TP.HCM
Các lỗi thường gặp khi thiết kế website
Thiết kế website chuyên nghiệp sẽ giúp nâng tầm thương hiệu, tăng khả năng tương tác với khách hàng và mang lại những lợi ích về mặt lâu dài. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp mới bắt đầu xây dựng website sẽ không tránh khỏi tình trạng mắc phải những lỗi cơ bản.
Dưới đây là một số lỗi mà nhà thiết kế website thường mắc phải khi xây dựng trang web:
- Tốc độ tải trang chậm
- Kích cỡ website quá lớn
- Điều hướng kém, bố cục phức tạp
- Giao diện không tương thích với đa trình duyệt
- Không có chứng chỉ bảo mật SSL
- Website không chuẩn SEO
- Nội dung xây dựng bị trùng lặp
Mặc dù trên đây chỉ là những lỗi cơ bản nhưng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng website. Do vậy, các thuật toán của Google cũng có thể dựa vào đó và đánh giá thấp trang web của bạn.
Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành sẽ không tránh khỏi website của doanh nghiệp gặp phải một số lỗi phát sinh. Vì vậy, người quản trị cần phải nắm rõ các cách thức kiểm tra lỗi website để có thể can thiệp kịp thời.
7 công cụ kiểm tra lỗi website chính xác và tốt nhất hiện nay
1. Google Pagespeed Insights – kiểm tra website theo chuẩn Google
Pagespeed Insights là công cụ được sản xuất bởi Google với mục đích tối ưu hiệu suất trang web. Công cụ này sẽ tập trung chính vào hai vấn đề chính là tốc độ tải trang và tính thân thiện với người dùng.
Số liệu sau khi kiểm tra được trả về thông qua bản báo cáo PSI. Từ đó, công cụ sẽ đưa ra đề xuất cải thiện trang web cho người dùng. Nhờ vậy, doanh nghiệp dễ dàng tìm ra lỗi và khắc phục.
Khi thực hiện kiểm tra, Google Pagespeed Insights sẽ cung cấp những thông tin về kết quả của các phần và chỉ số hiệu năng như sau:
- Speed Score: Được biết đến với tên gọi khác là điểm tốc độ. Chỉ số này tính toán dựa trên thống kế Lighthouse Lab.
- Field Data: Thông tin thu thập dựa vào trải nghiệm thực tế của người dùng trên Chrome. Hệ thống sẽ kiểm tra trong thời gian ít nhất 30 giây.
- Lab Data: Kết quả này thu thập được dựa trên số liệu được phân tích từ Lighthouse của mạng 4G và thiết bị di động.
- Opportunities: Chỉ số này đưa ra những đề xuất về những số liệu để cải thiện thời gian tải trang. Doanh nghiệp dựa vào đó để thay đổi giúp cho hiệu năng tải tăng lên và nâng cao trải nghiệm người dùng.
- Diagnostics: Đây là phần gợi ý các công cụ nên được thêm vào website để hỗ trợ về mặt hiệu suất.
- Passed Audits: Đưa ra bảng tổng hợp hiệu năng website đã đạt được. Với những thành phần hiển thị sẽ không cần chỉnh sửa thêm.
Để tiến hành kiểm tra chỉ số Pagespeed Insight bạn truy cập vào công cụ này trên Google. Sau đó, điền URL của trang web bạn muốn kiểm tra và nhấn chuột và mục “Analyze”
Kết quả xác định dựa trên chỉ số của Lighthouse API. Đây chính là kết quả đánh giá chất lượng cuối cùng sau khi kiểm định mọi yếu tố. Dựa vào thang điểm hiển thị, mỗi mức sẽ có ý nghĩa như sau:
- 0 – 49 điểm: Tương ứng với màu đỏ. Cho thấy website mắc nhiều lỗi, cần tiến hành tối ưu ngay lập tức.
- 50 – 89 điểm: Tương ứng với màu cam. Phản ánh trang web có chất lượng khá tốt nhưng vẫn còn gặp phải một số vấn đề cần tối ưu.
- 90 – 100 điểm: Tương ứng với màu xanh. Chứng tỏ website gần như không có lỗi, hoạt động tốt và ổn định.
Tóm lại, Google Pagespeed Insights là công cụ hữu ích giúp bạn sở hữu trang web chất lượng cao và tối ưu hoá. Bạn nên biết sử dụng công cụ này sao cho hợp lý để trang web của doanh nghiệp đạt kết quả tốt nhất.
2. Công cụ W3C Validator hỗ trợ kiểm tra lỗi website
W3C Validator là công cụ rất hữu ích, nó có thể giúp bạn kiểm tra lỗi HTML và CSS trong quá trình viết code. Tuy nhiên, bạn không cần phải khắc phục hoàn toàn để trang web đạt kết quả cao.
Thay vào đó, với những lỗi nghiêm trọng như sai cú pháp các thẻ, mở đóng thẻ không đúng, thiếu thuộc tính thẻ… thì bạn nên khắc phục ngay lập tức.
Ngược lại, nếu là các cảnh báo về các thuộc tính không được phép, hay các thuộc tính mà W3C không nhận diện được, những trường hợp này bạn có thể cập nhật lại hoặc giữ nguyên.
Một số phương pháp xác thực chính:
- Xác nhận bởi URL
- Xác thực bằng File Upload
- Xác thực bằng đầu vào trực tiếp
3. Công cụ kiểm tra website toàn diện WP Checkup
Một công cụ khác vô cùng hữu ích được chúng tôi gợi ý đến bạn chính là WP Checkup. Sử dụng công cụ này, bạn có thể dễ dàng bắt đầu kiểm tra trang web bằng cách truy cập vào trang chủ, nhập tên miền và chọn Free Scan.
Khi truy cập vào WP Checkup, bạn sẽ nhận được các chỉ số thông tin tổng quan về SEO, tính bảo mật và tốc độ tải trang. Công cụ sẽ trả về kết quả thông qua 3 trạng thái hiển thị:
- Nice Work: Tương ứng với màu xanh lá, chứng tỏ website đang hoạt động rất tốt.
- Take a Look: Tương ứng với màu vàng, phản ánh doanh nghiệp cần xem xét và kiểm tra lại website.
- Eeep! Serious!: Tương ứng với màu đỏ, trang web đang gặp vấn đề quan trọng, cần phải xử lý ngay.
Thông qua bảng đánh giá, bạn nên xem xét đến những chỉ số và thông tin được đánh dấu màu vàng và đỏ để nắm được bản chất của vấn đề. Từ đó, doanh nghiệp đề ra phương hướng giải quyết kịp thời.
4. Kiểm tra website với công cụ SEOptimer
SEOptimer được biết đến là công cụ hỗ trợ đánh giá những thông tin có trên website như: SEO website, khả năng hiển thị trên thiết bị di động, hiệu suất của trang web, tình trạng trên mạng xã hội và một số vấn đề khác liên quan đến độ bảo mật.
SEOptimer hỗ trợ doanh nghiệp những tác vụ miễn phí như:
- Meta tag generator
- Keyword generator
- URL shortener
- Broken link tester
- .htaccess file generator
- robots.txt file generator
- XML site generator
- W3C validator
- Responsiveness checker
5. Công cụ hỗ trợ kiểm tra SEMrush
SEMrush là công cụ phân tích các chỉ số của website và SEO nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay. Công cụ này sẽ nghiên cứu từ khoá cũng như phân tích đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó, SEMrush giúp doanh nghiệp bạn tối ưu SEO và chiến lược quảng cáo Google Ads tốt nhất.
Hơn nữa, SEMrush còn là phần mềm có giao diện thân thiện với tất cả đối tượng người dùng. SEMrush đóng góp phần lớn trong thành công của tất cả chiến dịch SEO ở mọi loại hình doanh nghiệp với những tính năng:
Domain Analytics
Với tính năng này bạn có thể tìm hiểu các thông tin chi tiết về:
- Lưu lượng truy cập tự nhiên
- Backlink
- Chiến dịch PPC
- Số liệu tương tác
- Đối thủ cạnh tranh chính của trang web trên thanh công cụ tìm kiếm Google.
Những dữ liệu trên vô cùng hữu ích đối với doanh nghiệp muốn xem có bao nhiêu lượng truy cập mà một trang web nhận được từ SEO hoặc Google Ads.
Organic Research
Tính năng này sẽ hỗ trợ bạn khai thác thông tin người dùng hiệu quả. Bạn sẽ có được dữ liệu về lượng truy cập website tự nhiên từ Google theo thời gian.
Qua đó, Organic Research sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những số liệu quan trọng. Dựa vào số liệu này giúp doanh nghiệp định hướng được con đường phát triển, tăng lợi thế cạnh tranh
Organic Search Positions
Tính năng này sẽ hiển thị những từ khoá mang lại cho trang web nhiều lưu lượng truy cập nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể sắp xếp từ khóa theo khối lượng tìm kiếm và xem các cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất.
Keyword Difficulty Tool
Đánh giá từ khoá là một yếu tố vô cùng quan trọng khi xây dựng website. Độ khó của từ khóa được dựa vào một số yếu tố như:
- PA – Page Authority
- DA – Domain Authority
- SEO On Page
- Chất lượng nội dung
- User Intent – Ý định tìm kiếm của người dùng
Kết quả của các chỉ số này sẽ đánh giá theo mức từ 0 đến 100%. Khi chỉ số này càng cao, càng khó thực hiện SEO. Nhờ đó, bạn có thể dựa vào đây để so sánh nhiều từ khoá và tìm ra từ khoá mục tiêu.
On Page SEO Checker
Đây là tính năng giúp phân tích các nội dung trên trang như: thẻ tiêu đề, thẻ heading… Ngoài ra, điểm nổi bật của tính năng này là khả năng gợi ý các Semantic. Semantic được hiểu là các tìm kiếm ngữ nghĩa giúp cải thiện đọc chính xác của tìm kiếm dựa trên việc hiểu ý định tìm kiếm của người dùng.
Paid Search
Tìm kiếm có tính phí là tính năng bạn nên tận dụng trong quảng cáo PPC. Thông qua tính năng này, bạn có thể biết được từ khoá nào mà đối thủ cạnh tranh thường xuyên chạy quảng cáo nhất, hay những thông tin về quảng cáo phía đối thủ đang chạy.
Backlink Analysis
Qua tính năng này, bạn có thể sử dụng các bộ lọc để tìm chính các liên kết ngược bạn mong muốn. Không những thế, Backlink Analysis của SEMrush còn hiển thị danh sách các trang web có cấu hình liên kết tương tự. Điều này vô cùng hữu ích nếu bạn đang thực hiện chiến dịch xây dựng liên kết website.
Advertising Research
Bạn có thể sử dụng tính năng này để xem mọi quảng cáo mà đối thủ cạnh tranh đang chạy cũng như lượng truy cập mà những quảng cáo này mang lại.
Không những thế, số liệu về CPC cũng sẽ được hiển thị, cung cấp cho bạn những thông tin về số tiền mang website đó chi trả hàng tháng cho quảng cáo của Google.
Traffic Analytics
Traffic Analytics sẽ cung cấp dữ liệu thống kê về lưu lượng truy cập của website. Với thống kê này bạn sẽ có thể xác định chính xác những nguồn mang lại cho website lượng truy cập.
Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi cách người dùng tương tác với trang web khi truy cập chẳng hạn như: số lần xem trang trung bình, tỷ lệ thoát trang,…
Với những tính năng nổi bật trên, SEMrush được đánh giá là công cụ đáp ứng được tất cả yêu cầu của bất kỳ người làm SEO hoặc các nhà cung cấp dịch vụ SEO.
6. Công cụ phân tích SEO Ahrefs
Ahrefs là công cụ xây dựng liên kết (Backlink), nhằm phân tích đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu từ khoá, theo dõi thứ hạng và kiểm tra website. Hằng ngày những con bọ Ahrefs hoạt động khắp Internet và thu thập đến 6 tỷ trang trên mạng và dữ liệu cứ từ 15 – 30 phút sẽ được cập nhật một lần.
Vì vậy, có thể thấy rằng Ahrefs là một công cụ phân tích hiệu quả, hữu ích khi thực hiện SEO website. Ngoài ra, Ahrefs còn được nhà chuyên môn đánh giá cao bởi những tính năng vượt trội dưới đây:
- Thực hiện Audit Backlink: Đây là việc cần làm trước khi bắt đầu triển khai chiến dịch SEO. Qua đó, tính năng này cung cấp nguồn dữ liệu khủng, giúp phân tích toàn diện link profile cho phép bạn nắm được chất lượng của backlink.
- Tìm link tiềm năng: Tính năng này không chỉ giúp mở rộng nguồn link mà còn tạo cơ hội lấy được các backlink chất lượng từ đối thủ.
- Nghiên cứu từ khoá: Đây là tính năng giúp bạn tìm kiếm bộ từ khóa hiệu quả. Thông qua phân tích từ khoá từ đối thủ, từ đó lựa chọn từ khoá phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp
- Phân tích từ khóa và đối thủ: Với chức năng này, bạn có thể dễ dàng phân loại từ khoá chất lượng và “đánh trúng” tâm lý của khách hàng mục tiêu.
- Theo dõi từ khóa đối thủ: Bạn có thể nắm được danh sách từ khoá đã giúp trang web đối thủ tăng lượng truy cập về website của họ.Từ đó, doanh nghiệp bạn có thể xem xét và triển khai viết bài dựa trên từ khóa đó.
- Theo dõi tổng Organic Visibility: Bạn có thể đo lường số liệu lượng truy cập tự nhiên dễ dàng.
- Quản lý thương hiệu: Tính năng được đánh giá vô cùng cao với khả năng gửi thông báo mỗi khi có ai nhắc đến từ khoá thương hiệu, doanh nghiệp. Nhờ đó, tính năng này giúp bạn xây dựng thương hiệu và quản lý mối quan hệ khách hàng hiệu quả.
- Site Audit: Tính năng này giúp bạn kịp thời phát hiện và xử lý các lỗi kỹ thuật của website.
7. ACheck – Công cụ kiểm tra lỗi trực tuyến đơn giản
ACheck là một trong những công cụ hỗ trợ kiểm tra hiệu quả các trang HTML. Công cụ này nhằm đảm bảo website của bạn phù hợp với tiêu chuẩn, nhờ đó trang web có thể dễ dàng được tìm thấy và truy cập.
Khi sử dụng Acheck, bạn chỉ mất vài giây để sao chép đường dẫn của link website và dán vào mục Address. Sau đó, bạn nhấn “check it” và chờ các thông số về website hiển thị.
Website không có lỗi cần đáp ứng những yếu tố gì?
Cho phép Google và các công cụ tìm kiếm index
Thiết kế website chuẩn SEO cần đảm bảo cấu hình cho phép các công cụ tìm kiếm tiến hành thu thập dữ liệu dễ dàng mà không gặp bất kỳ khó khăn gì.
Trong quá trình thiết kế trang web, nhà lập trình nên tạm thời tắt cấu hình này. Mục đích là để tránh việc các công cụ thu thập khi dữ liệu chưa được hoàn thiện.
Tuy nhiên sau khi website đã hoàn thành và đi vào hoạt động, bạn phải tiến hành khai báo với Google để công cụ này tiếp nhận. Từ đó, Google sẽ hiển thị thông tin của bạn trên trang tìm kiếm.
Website phải có sitemap
Sitemap là một tập tin văn bản và hình ảnh có chứa tất cả thông tin quan trọng của website. Sitemap khá quan trọng bởi nó tác động lớn đến hiệu quả SEO của trang web.
Một sitemap có cấu trúc tốt thì sẽ được Google đánh giá cao. Ngoài ra, nếu như trang web của bạn có bất kỳ thay đổi nào, sitemap sẽ giúp bạn kết nối và thông tin đến các bot của những bộ máy tìm kiếm một cách nhanh nhất.
URL phải được tối ưu
URL có vai trò quan trọng trong SEO website, nếu muốn trang web của bạn hiển thị được trên Google và giúp người dùng tìm đến bạn nhanh nhất thì URL phải đáp ứng được tiêu chí của Google. Một số tiêu chí quan trọng như sau:
- URL không được quá dài
- URL không nên có dấu và ký tự đặc biệt
- URL chứa từ khoá SEO
- URL hạn chế dẫn về các thư mục con
Chỉnh sửa được các thuộc tính của ảnh
Hình ảnh cần được chuẩn bị kỹ trước khi đăng tải lên website. Hình ảnh phải được chọn lựa sao cho phù hợp với nội dung. Muốn làm được điều này, bắt buộc website phải cho phép chỉnh sửa các thuộc tính của ảnh.
Trước khi đăng tải hình ảnh, bạn cần phải tối ưu kích thước và dung lượng sao cho phù hợp với tiêu chuẩn. Hình ảnh đăng tải trên website chỉ nên dưới 300kb, rõ nét, đảm bảo tốc độ tải trang nhanh chóng.
Thân thiện với thiết bị di động
Việc thiết kế website thân thiện với thiết bị di động đã trở thành một phần vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng trang web.
Nếu website không thân thiện với thiết bị di động sẽ khiến người dùng khó xem và sử dụng, dẫn đến có trải nghiệm không tốt về doanh nghiệp. Bởi người dùng phải liên tục phóng to hay thu nhỏ màn hình để có thể đọc được nội dung.
Người dùng sẽ thấy đây là một trải nghiệm khó chịu và có khả năng sẽ rời khỏi trang web. Ngược lại, thiết kế website được đầu tư chỉn chu, giao diện thân thiện với nhiều thiết bị sẽ có khả năng giữ chân khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Cho phép thiết lập thẻ Heading
Thẻ heading là thẻ tiêu đề, được sử dụng để khái quát những nội dung chính. Tối ưu thẻ heading là một trong những yếu tố bắt buộc phải có của SEO Onpage nhằm giúp Google hiểu được đâu là ý chính.
Thẻ Heading gồm 6 cấp độ, được kí hiệu là H1, H2, H3, H4, H5, H6. Mức độ quan trọng và khái quát giảm dần từ H1 đến H6. Thông thường, một bài viết chỉ cần từ H1 đến H3 là đủ.
Khi thiết lập thẻ Heading, bài viết sẽ có cấu trúc rõ ràng, thân thiện với người dùng bởi tính dễ đọc, dễ tìm kiếm nội dung. Điều này giúp tăng trải nghiệm người dùng khi xem lướt trang web.
Có nơi nhập Title và Description
Title và Description là nơi hiển thị và mô tả về nội dung của trang web trên kết quả tìm kiếm của Google. Khi người dùng tìm kiếm sẽ nhìn thấy được những thông tin này.
Thẻ Title và Description của từng trang trên trang web cần được tối ưu nhằm giúp công cụ tìm kiếm có thể hiểu được trang web của bạn đang nói về điều gì. Nhờ đó, Google đánh giá cao trang web và gia tăng thứ hạng trên trang tìm kiếm, khiến khách hàng dễ dàng nhìn thấy website của bạn.
Miko Tech – Công ty thiết kế website chuyên nghiệp uy tín, chất lượng
Nếu bạn chưa thật sự tin tưởng về website của mình cũng như không biết phải bắt đầu xây dựng từ đâu thì trumthuthuat.com sẵn sàng giới thiệu đến bạn Miko Tech. Đây là đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp, chuẩn SEO nhất tại TPHCM.
Miko Tech ra đời với sứ mệnh “Đồng hành và nâng tầm” thương hiệu trên thị trường Internet. Miko Tech mang đến những trang web thiết kế chuẩn UX/UI với giao diện đẹp mắt, thu hút, tối ưu hóa tốt trải nghiệm người dùng và tương thích được trên nhiều thiết bị.
Công ty Miko Tech chuyên thiết kế website, thiết kế trang web bán hàng, thiết kế website bất động sản,… Miko Tech tự hào khi các dự án đã thực hiện đều nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng.
Hơn nữa, Miko Tech hiểu rằng sự phát triển nhanh hay chậm của một công ty phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp. Tại Miko Tech, đội ngũ nhân sự là lực lượng đóng vai trò nòng cốt, mỗi bộ phận đều có những vai trò quan trọng như:
Đội ngũ IT
Đội ngũ IT tại Miko Tech với nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc, sử dụng thành thạo mã HTML và khả năng kết hợp các kỹ năng viết website khác như ngôn ngữ viết kịch bản, CGI, modules… để tạo ra website hoàn hảo.
Đội ngũ SEO
Đội ngũ SEO sở hữu nguồn nhân lực trẻ, năng động và nhiệt huyết. Đây là đội ngũ tràn đầy sức trẻ và không ngại khó khăn trau dồi kiến thức mỗi ngày nhằm mang lại chiến lược SEO toàn diện và tốt nhất đến khách hàng.
Đội ngũ chăm sóc khách hàng
Đội ngũ chăm sóc khách hàng được Miko Tech ra đời nhằm giải đáp, thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Đội ngũ tại Miko Tech cam kết mang đến sự quan tâm và tôn trọng giúp khách hàng hài lòng, có thiện cảm và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
Dịch vụ nổi bật tại Miko Tech
Miko Tech cung cấp đa dạng các dịch vụ về thị trường Internet, đặc biệt là Thiết kế website chuyên nghiệp. Các website được Miko Tech thiết kế đều được tối ưu hóa chuẩn SEO, UX/UI. Các dịch vụ mà Miko Tech cung cấp như sau:
- Thiết kế website
- Thiết kế sàn thương mại điện tử
- Thiết kế website nhà hàng
- Thiết kế Mobile App
- Thiết kế Web App
- Dịch vụ SEO tổng thể
- Quản trị website
- Hosting
- Domain
- Quảng cáo Google/Facebook (Ads)
- Thiết kế Branding – Thương hiệu
- Chụp hình sản phẩm
- Đăng ký, thông báo website với Bộ Công thương
Thông tin liên hệ dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp Miko Tech
Liên hệ Miko Tech ngay qua thông tin dưới đây để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn về dịch vụ thiết kế website bán hàng chuẩn UX/UI – SEO nhé!
Trụ sở chính
- Website: https://mikotech.vn/
- Hotline: 028 3636 8805 – 0909 326 456
- Email: support@mikotech.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/mikotechagency
- Fanpage tuyển dụng: https://www.facebook.com/mikotechtuyendung
- Linkedin: https://www.linkedin.com/company/mikotech-agency/
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@mikotechcareers
- Thời gian hoạt động: Thứ 2 – Thứ 6 từ 8h30 – 17h30 | Thứ 7 từ 8h30 – 12h30
- Trụ sở chính: Tầng 15, Robot Tower, 308-308C, Đường Điện Biên Phủ, Phường 04, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
Văn phòng Singapore
- Địa chỉ: 68 Circular Road, #02-01, Singapore
- Email: info@mikotech.net
- Thời gian hoạt động: 9h00 – 18h00 từ Thứ 2 – Thứ 6
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã nắm được một số thông tin về các lỗi website thường gặp cùng 7 công cụ kiểm tra lỗi website và những yếu tố nhằm đảm bảo trang web không mắc lỗi.
Nếu bạn đang quan tâm đến đơn vị hỗ trợ thiết kế website chuyên nghiệp thì bdkhtravinh.vn gợi ý đến bạn công ty TNHH Miko Tech. Theo như đánh giá của chúng tôi, Miko Tech là đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế website ấn tượng và luôn bắt kịp xu hướng, giúp bạn sở hữu giao diện website chuyên nghiệp.
Đừng chần chừ mà hãy liên lạc nay với Miko Tech để nhận được ưu đãi hấp dẫn cùng thiết kế website đẹp mắt, nhằm tăng đáng kể nguồn thu của công ty.